Nội soi khớp gối

 

 

Vincent CHASSAING

Jérôme LEMOINE

Phẫu thuật viên chỉnh hình

 

Rupture du ménisque interne

Nội soi khớp gối là một kỹ thuật ít sang chấn, cho phép thực hiện một số những thủ thuật  ngoại khoa ở gối. Nhưng đôi khi cũng chỉ  đơn giản là để chuẩn đoán các bệnh của khớp gối.Bibliographie  

 


I - KỸ THUẬT

Nội soi khớp được thực hiện trong nhà mổ, gây mê toàn thân hay gây mê ngoài màng cứng. Ống soi khớp là một ống có đường kính vài mm, bao gồm hệ thống các ống kính nhỏ  và hệ thống dẫn ánh sáng; hệ thống này nối với máy quay phim (camera video) nhờ một thiết bị nhỏ lắp vào  ống nội soi , sau đó hiển thị hình ảnh lên màn hình.

Ống soi khớp được đặt vào trong khớp gối qua một vết rạch  nhỏ; ngoài ra cũng cần thêm  một hay nhiều lỗ khác để đưa  dụng cụ mổ vào trong khớp. Trong quá trình soi, hoặc làm thủ thuật, khớp gối sẽ được  bơm căng nên bởi dung dịch  huyết thanh sinh lý.

Xem hình ảnh động  (dùng các phần mềm dưới đây)
VIDEO "FLASH 6" : Xem bằng chương trình "Macromedia Flash Player 6" hoặc chép ở trên trang  site Macromédia.

 

 

 

II - CHỈ ĐỊNH NỘI SOI KHỚP GỐI

Chỉ định của nội soi khớp gối được ghi rõ trong ANDEM (Agence Nationale pour le Développement de l'Evaluation Médicale) (Văn phòng quốc gia về phát triển và đánh giá Y tế)(2),  và trong " Hội thảo thống nhất chung các ý kiến" (Conference de Consensus) ngày 7 tháng 10 năm 1994

A - Mổ nội soi khớp:

Có thể áp dụng nội soi khớp để làm một số thủ thuật ngoại khoa trong khớp gối mà không cần phải mở khớp,  nhờ các dụng cụ mổ  nhỏ nhưng có độ chính xác cao.Các thủ thuật có thể là:

- Cắt bỏ sụn chêm (ménisques) : lấy đi một phần sụn chêm thương tổn cho tới vị trí giới hạn  của sụn chêm bình thường  và bảo tồn tối đa phần còn lại. Nội soi gối cũng có thể áp dụng để khâu sụn chêm trong một số ít trường hợp khi thương tổn cho phép bảo tồn.

-Sụn khớp: Sửa chữa  các phần sụn khi nó bị bong ra, không đều đặn, quá sản. Khi cần có thể can thiệp cả vào xương ở phía  dưới của sụn, như đục lấy bỏ mảnh xương sụn.

-Bao khớp: Cắt các chỗ dính, cắt nếp bao hoạt dịch dày lên ( plica ), lấy bỏ một phần của bao hoạt dịch.

- Nội soi có thể cho phép lấy bỏ những mảng xương hay mảnh xơ sụn trong khớp (dị vật khớp)

 -Cuối cùng nội soi khớp còn được sử dụng trong các phẫu thuật lớn, đặc biệt là điều trị đứt các dây chằng chéo, một vài trường hợp vỡ mâm chày,... Do không phải mở khớp nên can thiệp ít bị chấn thương hơn.

 

B - Nội soi chẩn đoán:

Không hiếm những trường hợp cần phải dùng nội soi khớp để tìm kiếm nguyên nhân của các rối loạn chức năng khớp gối (đau, tràn dịch khớp gối, kẹt khớp, không vững,,...). Thực tế là phần lớn các trường hợp đều có thể  chẩn đoán được nhờ thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm hiện đại (chụp điện quang, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ,...), nên nội soi chẩn đoán chỉ được đặt ra khi các biện pháp trên không đủ để khẳng định chẩn đoán. Nội soi khớp gối cho phép quan sát được:

 

 

V - CÁC BIẾN CHỨNG CỦA NỘI SOI KHỚP GỐI

Những biến chứng của nội soi rất hiếm, còn ít hơn cả những phẫu thuật kinh điển. Nhưng đã là phẫu thuật, cho dù cả những phẫu thuật nhỏ cũng phải đề phòng nên  tính đến tất cả các  nguy cơ có thể đem lại những biến chứng cho bệnh nhân.

1- Các biến chứng trong khi nội soi khớp

a- Biến chứng do gây mê Không có một loại biến chứng  nào đặc trưng cho  phẫu thuật nội soi khớp

b- Biến chứng tại chỗ:

Biến chứng mạch máu: tổn thương động mạch hoặc  tĩnh mạch khoeo cực kỳ hiếm  gặp (0,003% với nội soi khớp), nhưng lại là biến chứng rất nặng

Biến chứng thần kinh: Xuất hiện vùng mất cảm giác trên da hoặc vùng có cảm giác kiến bò khu trú, có thể thấy do thương tổn một vài nhánh thần kinh cảm giác nhỏ nằm ở dưới da ngay  vị trí sẹo. Nhìn chung, cảm giác khó chịu giảm dần đi theo thời gian. Thương tổn nặng hơn thì rất hiếm.

Bong dây chằng bên : Bong dây chằng bên trong thường gặp hơn, mà nguyên nhân do phải nghiêng xương chày vào ra ngoài so với xương đùi quá mạnh để bộc lộ sụn chêm trong, trong quá trình nội soi.

Gẫy dụng cụ: Những dụng cụ sử dụng rất dễ vỡ và có thể gẫy trong khi phẫu thuật viên đang mổ

2-   Những biến chứng sau mổ:

Biến chứng tắc mạch: Tắc tĩnh mạch không phải là biến chứng riêng của nội soi. Nó rất hiếm gặp (0,12%) cho dù đã được điều trị chống đông dự phòng. Nó có thể đưa tới tắc mạch phổi là nguyên nhân gây tử vong ( 0,003%). 

· Viêm khớp : Là viêm khớp sau mổ. Tỷ lệ ít hơn 0,5% trong tất cả các nội soi khớp. Điều trị cần phải can thiệp lại, rửa khớp bằng nội soi, và điều trị kháng sinh phù hợp.

· Máu tụ trong khớp: Biểu hiện là tràn máu khớp gối nhiều, đau trong khớp. Tỷ lệ (0,5%) điều trị cần phải chọc hút và thường rửa khớp.

· Tràn dịch khớp gối: Là hiện tượng dịch trong khớp gối tăng tiết nhiều và tái phát. Nếu tình trạng kéo dài cần phải tiêm corticoide vào trong khớp.

· Cục sẹo :  Có thể thấy một cục sẹo giống như một khối u nhỏ ở trên sẹo. Thông thường nó sẽ tự khỏi, rất ít khi phải mổ để lấy nó đi.

· Hội chứng thoái hoá thần kinh giao cảm ( algodystrophique), Biến chứng này rất hiếm nhưng không phải là đặc trưng riêng cho nội soi khớp, nó biểu hiện bằng đau và cứng khớp. Tiến triển của nó kéo dài từ 12 đến 18 tháng. Thường thì điều trị khỏi hẳn.

 

3- Kết quả không như mong muốn

Kết  quả của can thiệp có thể không được như mong muốn. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là tình trạng bệnh lý, tổn thương cũ, những bệnh phối hợp, tuổi già, trọng lượng cân nặng, khả năng hoạt động,...

Sự liệt kê và mô tả trên đây giúp chúng ta không quên các biến chứng của nội soi gối (mặc dù là rất hiếm và nhẹ), hơn nữa nên biết là nội soi khớp còn làm giảm đi các nguy cơ biến chứng của các can thiệp  vào khớp gối.

Nhờ nội soi khớp gối phẫu thuật khớp gối có những tiến bộ vượt bậc. Nội soi cho phép can thiệp chính xác, có những ưu điểm lớn  trong  phẫu thuật : đặc biệt là ít đau, thời gian nằm viện ngắn , săn sóc tiếp theo sau mổ đơn giản.

 
 
 
   

 

 

 

 

 

 

  arthr