Gẫy xương

Ludovic Richard 

 

 

Gẫy xương ở đầu gối rất nặng vì nó làm hỏng mặt khớp và sụn khớp. Vì thế nên cần phải làm sửa chữa  tối đa nhằm đưa lại cho bệnh nhân chức năng như ban đầu. Trong chấn thương, sụn khớp cũng như sụn chêm đều có thể bị hỏng do bị nghiền nát  giữa hai mặt khớp. Phẫu thuật có thể  trả lại cho thương tổn về cấu trúc giải phẫu bình thường, nhất là các mảnh xương có mang sụn khớp.

Đánh giá tất cả tổn thương bằng điện quang  gối là rất quan trọng trước điều trị. Trong những trường hợp cần thiết cần phối hợp chụp phim thường với  chụp cắt lớp.

Thái độ  : Thông thường không bao giờ chỉ định mổ cấp cứu trong những trường hợp này, ngoại trừ các trường hợp gẫy hở ( có sự thông thương của khớp hoặc ổ gẫy với bên ngoài) hoặc có các biến chứng mạch máu và thần kinh.

Cần phải  bất động bằng nẹp hay bằng bột, dùng thuốc chống đông dự phòng, chuyển tới cơ sở chuyên khoa để mổ trong những ngày tiếp theo.

Gẫy đầu trên xương chày

 Gẫy đầu trên xương chày : gẫy mâm chầy, gẫy gai chầy (chỗ bám dây chằng chéo ) - Gãy gai mâm chày nó thường phối hợp ít nhiều với hai dạng trên.

Trên phim chụp (hình 1) cho ta thấy một hình thái gẫy phức tạp, các mảnh vỡ rời nhau ra, xương chày ở phía dưới. Những trường hợp này rất khó khăn khi mổ lấy lại giải phẫu bình thường.

Hình 1: Gẫy gai và hai mâm chày: đầu trên của xương chầy hoàn toàn rời khỏi thân xương, bề mặt khớp bao gồm nhiều mảnh nhỏ.

Chụp điện quang sau mổ kết hợp xương (hình 2) : Bề mặt khớp tương đối phẳng, các vis và nẹp  dựng lại các mảnh vỡ và giữ liên tục với thân xương chày ở phía dưới.

Hình 2

Đây là hình ảnh gẫy gai chầy sau. Mảnh vỡ tuy nhỏ nhưng là chỗ bám của dây chằng chéo sau. Cần phải nắn lại, đưa mảnh vỡ vào vị trí của nó và cố định lại, như thế mới lấy lại được khớp gối bình thường.

Kiểm tra chụp phim sau mổ ( kết hợp xương) , hai vis giữ lại mảnh vỡ về vị trí của nó. Bệnh nhân cần được bất động thêm bằng nẹp trong vòng 1 tháng, nên sử dụng nẹp có khớp động để bệnh nhân vẫn có thể tập nhẹ nhàng, sau 1 tháng cho phép bệnh nhân tập phục hồi chức năng , tập đứng với hai nạng. Luyện tập cần thực hiện ở trung tâm phục hồi chức năng sau mổ 1 tháng.

 

Gẫy đầu dưới xương đùi

Gẫy trên lồi cầu , gẫy liên lồi cầu hoặc phối hợp cả hai.

Đây là trường hợp gẫy một lồi cầu đã được mổ bắt vis, nhưng kết hợp xương không đủ vững chính vì thế làm gẫy vis và tạo khớp giả.

Thế thì cần phải lấy bỏ hết các vis cũ, làm sạch hai đầu xương, rồi kết hợp bằng phương pháp khác chắc chắn hơn, như hình sau.

Đặt lại lồi cầu lại vị trí tốt nhất, kết xương bằng nẹp vis, chắc chắn hơn cho phép liền xương tốt hơn. Luyện tập có thể tiến hành ngay nhưng phải làm ở trong nẹp có khớp động. Trong vòng 45 ngày không được tỳ, tập đứng dần vào ngày thứ 100 sau mổ.

Gẫy đầu gối phối hợp với gẫy cẳng chân

Dưới đây là một loại gẫy phối hợp : lún mâm chày, gẫy gai chày trước ( chỗ bám dây chắng chéo trước) và  gãy thân xương ở phía dưới. Điều trị cần phối hợp với nâng mâm chày lên , kết hợp xương ở phần thân xương chày phía dưới.

.

Kết quả sau mổ(kết hợp xương)

Nhờ nẹp vis, mà phần gẫy dưới của thân xương chày cũng như mâm chày được tạo lại cấu trúc giải phẫu bình thường để liền xương. Trong vòng 45 ngày không được tỳ, sau đó tập dần bằng nạng từ từ, đứng lên. Đứng tỳ hoàn toàn vào tháng thứ 3 sau mổ. Mặc dù không kết hợp xương nhưng xương mác vẫn liền tốt. Ngay cả những mảnh phía ngoài của xương chày không được kết xương chúng vẫn liền là vì chúng vẫn giữ được màng xương.

Các nguyên tắc trong điều trị :

Trong những trường hợp gẫy không di lệch, hay ít di lệch, điều trị chỉnh hình bằng bất động . Bất lợi chính của nó là cứng khớp, cần phải theo dõi bằng chụp điện quang xem có di lệch thứ phát hay không trong những tuần tiếp theo. Khi gẫy di lệch thứ phát cần có chỉ định mổ, đôi khi nó có thể rất  khó, tốt nhất nên đến các bác sĩ chuyên khoa và  trung tâm chỉnh hình. Không  phải là cấp cứu ngay lập tức, gẫy này có thể mổ vào ngày 10 đến 15 sau khi tai nạn.

Mục đích của điều trị là đem lại cấu trúc giải phẫu và cho phép phục hồi chức năng sớm, có nghĩa là đem lại khả năng vận động cho khớp gối nhanh nhất.Nằm viện trung bình 5 đến 15 ngày tuỳ thuộc vào loại gẫy. Đứng tỳ có nạng chỉ cho phép từ tuần thứ 6 đến 12 , nhưng phải từ từ. Trừ trường hợp đặc biệt, gẫy bánh chè đơn thuần thì cho phép tỳ ngay, nhưng phải có nẹp bảo vệ. Đi lại không dùng nạng chỉ cho  phép từ 3 đến 4 tháng sau mổ.

Phục hồi chức năng thường cũng tiến hành sau đó.

Các biến chứng

Tắc tĩnh mạch thường xảy ra trước mổ, nên cần phải điều trị chống đông dự phòng cho tất cả các trường hợp. Cần theo dõi hàng ngày để phát hiện sớm và điều trị chống đông.

Cứng khớp gối, để đề phòng cần phải luyện tập sớm nhất nếu có thể.

Chậm liền, khớp giả cần phải mổ lại.

Nhiễm trùng  rất hiếm gặp, nhưng rất nặng, nó làm ảnh hưởng tới chức năng nghiêm trọng, có nguy cơ phá hỏng sụn khớp, gây cứng khớp.

Nguy cơ thoái hoá khớp nhiều trong những trường hợp sụn khớp bị phá huỷ nghiêm trọng

Quay lại mục lục