Đau sau phẫu thuật
Brigitte Guardelli
IADE, référent douleur
Đau sau phẫu thuật là một cảm giác đau do tổ chức bị phẫu thuật can thiệp, xuất hiện sau khi mổ. Mức độ đau tuỳ thuộc vào loại phẫu thuật, kỹ thuật mổ và mức chịu đựng của bệnh nhân.
Bạn sẽ được mổ khớp gối:
Ngay sau phẫu thuật, có thể rất đau, tuy nhiên có rất nhiều phẫu thuật sau mổ có thể đau ít hay không đau (đặc biệt là những phẫu thuật can thiệp bằng nội soi). Trong những trường hợp phẫu thuật nặng hơn thường đau suốt trong vài ngày đầu. Cuối cùng, trong tất cả các phẫu thuật, thậm chí đau ít cùng vẫn phải theo dơi xem có các biến chứng không (máu tụ, viêm tắc tĩmh mạch,...)
Bác sĩ và y tá, là những người sử dụng tất cả sự hiểu biết của họ, và tất cả những ǵ có để làm cho giảm đau tối đa cho bạn. Họ là những người luôn lắng nghe bạn khi bạn nằm viện, đừng do dự hăy kể với họ chính xác những dấu hiệu ǵ bạn cảm nhận được.
Bác sĩ gây mê, sẽ gặp và khám cho bạn, trước khi phẫu thuật và giải thích cho bạn rơ tất cả.
Đánh giá
đau của bạn như thế nào?
Có rất nhiều các phương pháp khác nhau :
a) - Thước đo cảm giác đau bằng
vạch ước lượng: |
|
|
b) - Thước đo có số: thông thường cũng ghi số từ 0 đến 10 , bạn cũng tự h́nh dung và để vạch đỏ vào con số mà bạn cho rằng là mức độ đau của bạn. |
c) - Thước ghi các mức đau: không đau - đau ít - đau có thể chịu được - đau nhiều - đau rất nhiều |
Trong mỗi một nghiên cứu th́ chỉ được dùng một loại thước, nó cho phép đánh giá của nhóm nghiên cứu đó.
Trong các phương pháp đều dùng sự tưởng tượng chủ quan nên không được áp dụng cho trẻ em, và người không có khả năng tư duy.
Các phương tiện để giảm đau:
a) - Giảm đau:
Ví dụ: Dafalgan, Efferalagan (có hay không có codein ) Aspirine, Diantalvic, Topalgic, Doliprane, Morphine etc.. Đường dùng:
-Tuỳ thuộc vào mức độ đau, thời gian sử dụng thuốc mà dùng đường nào cho phù hợp. -Các thuốc giảm đau có thể phối hợp với thuốc chống viêm làm tăng hiệu quả của thuốc (Bi-Profenid, Voltarène, Celebrex ...) -Các thuốc giảm đau bao giờ cũng có tác dụng phụ (nôn, đau dạ dày, nổi mề đay,...) cần phải cân nhắc giữa tác dụng phụ và tác dụng giảm đau của thuốc, với mức độ đau của bệnh nhân mà chỉ định cho phù hợp. |
|
b) - Giảm đau có kiểm soát bằng PCA
-Thang kiểm tra mức độ đau -
(Analgésie Contrôlée par le Patient)
-Bạn có thể tự điều chỉnh được cách dùng thuốc giảm đau tuỳ theo cường độ đau.
-Nhờ có một bơm tiêm thuốc giảm đau đă được đặt chương tŕnh từ trước do bác sĩ gây mê. Chương tŕnh tuỳ thuộc vào đặc điểm của loại phẫu thuật, tuỳ theo tuổi và tuỳ theo thể trạng bệnh nhân...
-Ví dụ: chỉ cần ấn vào một nút , bạn có thể điều chỉnh được liều morphine mà bạn cần dùng. Máy bơm sẽ điều chỉnh tốc độ, tránh quá liều, hơn nữa có thể thay đổi theo tất cả các thời điểm do bác sĩ đặt khi cần thiết. |
c) - Phong toả thần kinh ngoại biên (Là phương pháp tiêm thuốc giảm đau vào bao dây thần kinh)
-Phong toả thần kinh có khi chỉ một dây thần kinh, cũng có khi là cả đám rối thần kinh,...đôi khi cần kéo dài tác dụng người ta dùng kim nhựa đặc biệt đặt sẵn vào vị trí bao thần kinh, để khi hết tác dụng của thuốc tê th́ bơm thêm thuốc vào, nhằm kéo dài thời gian vô cảm hay kéo dài thời gian giảm đau sau mổ . Việc t́m các dây thần kinh để tiêm thuốc, được trợ giúp bởi máy kích thích điện ḍ thần kinh. d) Phương pháp khác được sử dụng để giới hạn đau: - Túi trườm chứa nước đá trườm vào gối đau, lạnh sẽ làm giảm đau. - Nẹp bất động gối sau mổ nhằm hạn chế những vận động không cần thiết gây đau. |
|
Tất cả các phương pháp giảm đau đều có những lợi và hại. Cần phải cân nhắc kỹ và chọn lựa sao cho phù hợp với bệnh nhân, đồng thời đảm bảo cho người bệnh không đau trong mổ cũng như sau mổ