Vô cảm và khớp gối
Catherine TARDY (Bác sĩ gâymê hồi sức)
Anita FLECHEL ( IADE ) ahésie anesthésiste anes
Gây mê toàn thân
Gây mê toàn thân là đưa thuốc vào người qua đường tĩnh mạch hay qua đường hô hấp với thuốc gây mê dạng hơi. Các thuốc gây mê làm mất tri giác, gây giãn cơ, và mất đi hoàn toàn cảm giác.
Gây tê vùng
Là làm mất cảm giác một vùng cơ thể do một hay nhiều dây thần kinh chi phối nhờ tiêm thuốc gây tê vào vùng gốc của các dây thần kinh đó. Thuốc gây tê được tiêm vào vùng đám rối thần kinh hay phong bế vào dây thần kinh mà nó trực tiếp chi phối cảm giác cho vùng đó. Đối với phẫu thuật ở gối, người ta gây tê ở các rễ thần kinh ngay tại nơi đi ra của nó ở tuỷ sống gọi là gây tê ngoài màng cứng (tiêm thuốc khoang ngoài màng cứng) hay gây tê tuỷ sống (tiêm thuốc vào dịch não tuỷ) |
|
|
Bệnh nhân ở tư thế ngồi hay nằm nghiêng bác sĩ gây mê chọc kim vào tuỷ sống để tiêm thuốc vào hoặc ngoài màng cứng hoặc trong ống tuỷ. Trong khi mổ bệnh nhân vẫn tỉnh . Họ biết tất cả những gì diễn ra trong quá trình phẫu thuật, nếu muốn có thể cho bệnh nhân xem màn hình vô tuyến khi mổ nội soi, hoặc nghe nhạc. Người bệnh có thể nói chuyện với kíp mổ trong suốt quá trình phẫu thuật. Nhưng nếu bệnh nhân dễ xúc động, hay sợ hãi, bác sĩ gây mê phải cho thêm thuốc an thần hay thuốc ngủ, khi đó bệnh nhân sẽ ngủ trong suốt quá trình phẫu thuật.
Quy trình lâm sàng
-Bác sĩ gây mê bắt buộc phải khám bệnh nhân trước mổ nhiều ngày (trừ cấp cứu) để đánh giá tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân, các bệnh mãn tính kèm theo, ...tuỳ tình trạng khám cụ thể và sự hợp tác của bệnh nhân bác sĩ gây mê sẽ lựa chọn cách gây mê cho tốt nhất.
-Gây tê được thực hiện ở trong nhà mổ,
- Sau khi cuộc mổ kết thúc , bệnh nhân được chuyển sang khu theo dõi sau mổ, trước khi chuyển về phòng
Điều trị đau
-Để phòng ngừa và điều trị đau trở lại trong quá trình phẫu thuật. Các biện pháp sau là tốt nhất có thể áp dụng:
- Bác sĩ gây mê động viên bệnh nhân, đặc biệt là phẫu thuật viên không nên quá lo lắng mất bình tĩnh trong những trường hợp mổ khó ...
-Áp dụng các phương tiện giảm đau tiến bộ cho bệnh nhân
-Cải tiến kỹ thuật ngoại khoa, đặc biệt là trong khớp gối sử dụng các kỹ thuật ít sang chấn ( sử dụng nội soi), giảm tần số vận động sau mổ, đi lại sớm ,...
-Khám tỉ mỉ một cách có hệ thống để tìm các nguyên nhân gây đau sau mổ ( máu tụ , nhiễm trùng,...) nếu có thì phải điều trị,
-Sử dụng kỹ thuật gây tê và thuốc giảm đau phù hợp:
Truyền máu
Chỉ có một vài phẫu thuật ở gối (như thay khớp gối) có thể đưa đến mất máu nặng. Để lấy lại máu tránh phải truyền máu của người khác, có rất nhiều cách. Bác sĩ gây mê đưa ra cho bạn các khả năng và cùng với sự đồng ý của bạn, sẽ lựa chọn phương pháp tối ưu. Các cách này còn phụ thuộc vào phẫu thuật cũng như tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân.
-Truyền máu tự thân là lấy máu của người bệnh sẽ được mổ (trung bình từ 1 đến 3 lần) máu được lấy trước 1 tháng, thực hiện ở trung tâm truyền máu, máu này được bảo quản và sử dụng khi mổ
-Lấy lại máu trong mổ : lấy lại toàn bộ máu chảy ra trong quá trình mổ, lọc lại và truyền ngay cho bệnh nhân..
-Lấy lại máu sau mổ: nhiều giờ sau mổ, lọc lại máu lấy được ở dẫn lưu ra từ gối để truyền lại